Phân tích mô hình SMART của Vinamilk [có dẫn chứng]

Công ty sữa Vinamilk đã tạo ra một cơn sốt truyền thông trong suốt 1 thời gian dài vào giai đoạn giữa năm 2023 bằng sự kiện thay đổi logo và bộ nhận diện thương hiệu. Tín hiệu thay đổi này đã có những ảnh hưởng tích cực giúp cho hình ảnh Vinamilk trở nên phổ biến hơn, tạo được cơn sốt truyền thông cực lớn trong thời gian qua. Hình ảnh thay đổi trên bao bì của Vinamilk giúp họ có sự tăng trưởng mạnh về doanh số trong năm 2023 so với khoảng thời gian trước đó. Bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích mô hình SMART của Vinamilk và tìm ra đâu là nguyên nhân giúp họ đã thành công.

Mô hình SMART của Vinamilk
Mô hình SMART của Vinamilk

Phân tích mô hình SMART của Vinamilk

Mô hình SMART là một công cụ quản lý mục tiêu được Vinamilk, một trong những tập đoàn sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam, sử dụng để đặt ra và đánh giá các mục tiêu kinh doanh của mình. Đây là một phương pháp quản lý tiến bộ giúp Vinamilk tập trung vào những mục tiêu cụ thể, có thể đo lường được, khả thi, thực tế, và có thời hạn. Bài phân tích này dựa vào số liệu Vinamilk giai đoạn 2012 – 2017 nhé vì số liệu mới bên mình không có thời gian để tổng hợp theo năm 2020 – 2024.

1. Specific – Tính cụ thể

Tính cụ thể của mục tiêu thường được xác định thông qua việc trả lời ba câu hỏi quan trọng: “Làm cái gì?”, “Tại sao phải làm?”, và “Làm như thế nào?”. Khi có được câu trả lời cho cả ba câu hỏi này, chúng ta có thể tin rằng mục tiêu của mình đã được xác định “cụ thể”, dù trong tuyên bố mục tiêu có thể chỉ thể hiện bằng cách trả lời cho câu hỏi “Làm cái gì?”.

  • Làm cái gì?: Đạt mức doanh thu 3 tỷ USD, trở thành một trong 50 công ty sữa hàng đầu trên thế giới trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2017.
  • Tại sao phải làm?: Đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty và tận dụng hiệu quả nguồn lực có sẵn.
  • Làm như thế nào?: Phát triển quản trị nguồn nhân lực chiến lược, duy trì và quản lý hoạt động với mục tiêu phát triển bền vững, hoạch định và thực thi các lĩnh vực quản lý kiến thức.

Vinamilk đã áp dụng các tiêu chí hiện đại trong sản xuất sữa bột, sữa nước và sữa chua – ba dòng sản phẩm mang lại doanh thu cao nhất cho công ty. Điều này đã tạo nền tảng cho kế hoạch doanh thu 3 tỷ USD mà công ty hướng đến. Một số bước quan trọng đã được Vinamilk thực hiện để đạt được mục tiêu này, bao gồm việc xây dựng hai nhà máy với tổng vốn gần 5.000 tỷ đồng tại Bình Dương, và hoạt động sản xuất sữa bột và sữa nước với công suất lớn. Vinamilk không chỉ tập trung vào sản xuất mà còn chú trọng vào phát triển nguồn nhân lực, vì họ hiểu rằng nhân lực chính là chìa khóa để đạt được sự thành công.

Đọc thêm:  Phiếu báo phát là gì? Làm mất phiếu báo phát phải làm sao?
Tích cụ thể được Vinamilk xác đỉnh rõ trong giai đoạn 2012 - 2017
Tích cụ thể được Vinamilk xác đỉnh rõ trong giai đoạn 2012 – 2017

2. Measurable – Đo lường được

Mục tiêu của công ty được thể hiện thông qua việc đặt ra mục tiêu đạt mức doanh số 3 tỷ USD, duy trì việc phân chia cổ tức hàng năm cho các Cổ đông với tỷ lệ cổ tức tối thiểu là 30% mệnh giá, và chiếm lĩnh 60% thị phần tại thị trường sữa Việt Nam từ năm 2012 đến 2017. Hơn nữa, công ty cũng đặt ra mục tiêu trở thành doanh nghiệp có cơ cấu và quản trị điều hành chuyên nghiệp, môi trường làm việc lý tưởng cho nhân viên, và lọt vào top 50 công ty sữa hàng đầu trên thế giới.

Trải qua năm 2014, một năm đầy biến động cho cộng đồng doanh nghiệp, ngành sữa Việt Nam phải đối mặt với giá nguyên liệu sữa tăng cao cả trong và ngoài nước, đồng thời phải chịu nhiều rằng buộc mang tính luật định trong hoạt động kinh doanh. Dưới sự lãnh đạo của “thuyền trưởng” Mai Kiều Liên, Vinamilk đã đạt được nhiều cột mốc quan trọng: trở thành công ty Việt Nam có vốn hóa lớn thứ hai trên thị trường, doanh thu gần 36.000 tỷ đồng và lợi nhuận ròng trên 6.000 tỷ đồng.

Vinamilk được Tạp chí Forbes Việt Nam vinh danh là 1 trong 50 công ty có niêm yết tốt nhất Việt Nam, và Tạp chí Nikkei Asian Review bình chọn là 1 trong 5 doanh nghiệp lớn và uy tín nhất Việt Nam. Bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty Vinamilk đã trở thành doanh nhân nữ đầu tiên và doanh nhân thứ hai của Việt Nam nhận giải thưởng Nikkei Châu Á lần thứ 20 tại Tokyo vào 20/5/2015. Vinamilk cũng được hãng xếp hạng tín nhiệm Standard and Poor đưa vào danh sách 100 doanh nghiệp lớn nhất ASEAN về vốn hóa thị trường.

3. Achievable – Tính khả thi

Hiện nay, Vinamilk hiện đang quản lý hơn 50 đơn vị cả trong và ngoài nước, trong đó bao gồm 15 trang trại và 17 nhà máy trong và ngoài nước, 13 công ty con, công ty liên doanh và liên kết trong và ngoài nước. Riêng tại Việt Nam, hệ thống các nhà máy, trang trại của Vinamilk có thể xem là có quy mô lớn nhất của ngành sữa.. Trong số này, có đến 11 nhà máy chuyên sản xuất sữa chua, cùng với nhiều sản phẩm dành riêng cho từng phân khúc người tiêu dùng như sữa chua Probi, sữa chua Susu dành cho trẻ em, và sữa chua Probeauty dành cho phụ nữ.

Với công suất sản xuất lên đến 6,5 triệu hũ mỗi ngày sau hơn 23 năm đầu tư vào hệ thống sản xuất sữa chua chuyên nghiệp, dây chuyền sản xuất của Vinamilk đang cung cấp sữa chua cho gần 85% người tiêu dùng Việt Nam.

Với hơn 6 tỷ sản phẩm sữa các loại phục vụ cho người tiêu dùng mỗi năm, sản phẩm của Vinamilk đã vươn ra hơn 43 quốc gia trên thế giới trong những năm qua. Vinamilk đã chiếm lĩnh 30% thị phần sữa bột tại Việt Nam. Đến năm 2016, Vinamilk cũng là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam, với hơn 8,5 tỷ USD. Với nguồn lực hiện tại và sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên, Vinamilk hoàn toàn có khả năng đạt được mục tiêu mà công ty đã đề ra.

Đọc thêm:  Mô hình quầy thuốc tây hiện đại đạt chuẩn GPP

4. Realistic – Tính thực tế

Trong ngành sữa, hiện nay Vinamilk chiếm 55% thị phần sữa nước, 85% thị phần sữa chua, 80% thị phần sữa đặc, 40% thị phần sữa bột và với 212.000 điểm bán lẻ và 575 cửa hàng phân phối trực tiếp. Sản phẩm của Vinamilk cũng có mặt ở gần 1.500 siêu thị lớn nhỏ và gần 600 cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc. Đến nay, Vinamilk đã được xuất khẩu đi 43 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những quốc gia yêu cầu rất cao về chất lượng trong sản phẩm dinh dưỡng như Nhật, Canada, Mỹ, Úc.

Doanh số Vinamilk đã tăng qua từng năm
Doanh số Vinamilk đã tăng qua từng năm

Tổng đàn bò hiện nay (bao gồm các trang trại của Vinamilk và bà con nông dân có ký kết): 120.000 con, cung cấp khoảng 750 tấn sữa tươi nguyên liệu mỗi ngày. Dự kiến số bò của Vinamilk sẽ có khoảng 160.000 con vào năm 2017 và 200.000 con vào năm 2020 với sản lượng sữa tươi nguyên liệu đến năm 2020 sẽ tăng lên hơn gấp đôi.

Theo thống kê, năm 2015, doanh thu Vinamilk đạt 40.223 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước gần 4.000 tỷ đồng. Là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam với hơn 9 tỷ USD (theo số liệu ngày 11/8/2016). Tính đến năm 2015 Vinamilk xếp thứ 49 toàn cầu về doanh thu các sản phẩm sữa (ước tính theo số liệu từ Euromonitor).

Thực tế đã chứng minh qua các số liệu, mục tiêu mà Vinamilk đề ra là hoàn toàn mang tính thực tế, căn cứ vào những gì mà công ty đã đạt được thì mục tiêu mà công ty đã đề ra sắp sửa được hoàn thành.

5. Time Bound – Thời gian hoàn thành

Như đã nói ở trên, Mục tiêu mà công ty đề ra được công ty phấn đấu thực hiện trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017 và đã hoàn thành xuất sắc cho mục tiêu vừa nêu. Lũy kế năm 2017, doanh thu thuần của VNM đạt 51.041 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 10.278 tỷ đồng, tăng 10,11% so với cùng kỳ.

Đánh giá về mô hình SMART của Vinamilk giai đoạn này

Đoạn đánh giá này được chia sẻ trên quan điểm cá nhân dựa vào số liệu để đưa ra góc nhìn chủ quan của KINGNCT.

Ưu điểm

Việc áp dụng phương thức SMART trong việc thiết lập mục tiêu tại công ty cổ phần sữa Việt Nam đã mang lại những ưu điểm vượt trội, tạo nên sự đặc biệt và hiệu quả cho quá trình quản lý:

Một trong những ưu điểm đầu tiên là Vinamilk đã xây dựng một mục tiêu “thông minh” và cụ thể. Mục tiêu này không chỉ là một ý định mơ hồ mà đã được định rõ và cụ thể từ đầu. Việc xác định một mục tiêu cụ thể như doanh thu 3 tỷ USD và trở thành một trong 50 công ty sữa hàng đầu thế giới đã chứng minh rằng Vinamilk đã đặt ra một hướng đi rõ ràng và xác đáng để theo đuổi. Mục tiêu cụ thể này cũng giúp Vinamilk xây dựng các chiến lược hiệu quả để khai thác nguồn lực của mình.

Doanh thu của Vinamilk năm 2020 vs 2019. Ảnh mang tính minh họa - Báo thanh niên
Doanh thu của Vinamilk năm 2020 vs 2019. Ảnh mang tính minh họa – Báo thanh niên

Việc sử dụng các con số cụ thể trong việc đặt ra mục tiêu là một yếu tố quan trọng. Nó giúp tổ chức đánh giá được khả năng và hiện trạng của mình. Vinamilk đã thực hiện điều này một cách xuất sắc, đặt ra những mục tiêu có số liệu rõ ràng và đo lường được, từ đó đánh giá được tiến độ thực hiện và hiệu quả của các chiến lược.

Đọc thêm:  [Hỏi đáp] Bán hàng online có cần đăng ký kinh doanh không?

Việc xác định tính khả thi và thực tế của mục tiêu SMART đã giúp Vinamilk đánh giá khách quan tiềm năng hiện có của tổ chức và nhu cầu của thị trường. Điều này giúp công ty phát triển các chiến lược phù hợp với nhu cầu thị trường và khả năng của mình, từ đó giải quyết được các hạn chế và đạt được mục tiêu một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Một điểm quan trọng nhất của phương thức SMART là việc đặt ra thời hạn để đạt được mục tiêu. Vinamilk đã thực hiện điều này một cách rõ ràng, xác định thời gian hoàn thành mục tiêu từ năm 2012 đến năm 2017. Việc này giúp công ty có kế hoạch cụ thể và những bước đi rõ ràng để thực hiện mục tiêu. Đồng thời, việc đặt ra thời hạn cụ thể cũng tạo động lực mạnh mẽ để toàn thể nhân viên cùng nhau hướng tới mục tiêu chung.

Nhìn chung, việc áp dụng phương thức SMART không chỉ đơn giản trong thực hiện mục tiêu mà còn là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá và xây dựng hệ thống mục tiêu rõ ràng và cụ thể tại Vinamilk.

Nhược điểm

Đôi khi, việc đánh giá dựa vào ý chí cá nhân và quan điểm nhóm có thể dẫn đến các định kiến, làm mất tính khách quan và thực tế của quá trình đánh giá. Điều này khiến cho việc xác định mục tiêu trở nên mơ hồ và không phản ánh đúng nhu cầu và khả năng của tổ chức.

Tại Vinamilk, việc thiết lập mục tiêu theo nguyên tắc SMART đã được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn những khía cạnh chưa hoàn thiện và chưa khai thác hết tiềm năng của công ty. Mặc dù mục tiêu doanh thu 3 tỷ USD đến năm 2017 đã cho thấy sự cẩn trọng, nhưng đôi khi nó vẫn không phản ánh đầy đủ sự phát triển của công ty từ trước đến nay.

Việc xác định thời gian hoàn thành mục tiêu trong vòng 5 năm từ 2012 đến 2017 là một bước đi đầy tầm nhìn và mang lại hiệu quả khả quan. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế cần được vượt qua. Trong đó, việc thiếu sự rõ ràng trong việc xác định thời gian là một điểm đáng lưu ý. Cần thiết lập các mốc thời gian nhỏ hơn để có thể đánh giá và điều chỉnh hiệu quả các bước tiến triển trong quá trình thực hiện mục tiêu.

Kết luận

Bài phân tích này dựa vào số liệu của Vinamilk trong giai đoạn 2012 – 2017 để tiến hành phân tích mô hình SMART, có thể so với hiện tại Vinamilk đã có nhiều thay đổi về tầm nhìn phát triển khi giờ đây thương hiệu đã khoác lên mình một diện mạo mới. Chúng tôi sẽ tiến hành phân tích SMART của Vinamilk giai đoạn 2020 – 2025 khi dữ liệu thu thập đã có đầy đủ hơn. Hy vọng nội dung trên vừa đủ làm tư liệu tham khảo để các bạn sinh viên sử dụng để tham khảo làm cái bài phân tích và báo cáo trên giảng đường.

Cảm ơn các bạn đã xem qua.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *