CPM là gì? Những gì bạn cần biết về CPM đối với Marketing

CPM là viết tắt của Cost Per Mille, trong tiếng Việt được dịch là Chi phí mỗi nghìn lượt hiển thị. Đây là một trong những thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực Marketing trực tuyến. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng KingNCT tìm hiểu về CPM là gì và những điều quan trọng mà bạn cần biết về CPM trong chiến lược Marketing của bạn.

1. CPM là gì? 

CPM được viết tắt từ “Cost per 1000 impressions”, khái niệm này thể hiện mức chi phí thanh toán cho mỗi 1000 lượt hiển thị quảng cáo trên nền tảng Google. Thông thường, trước khi thiết lập, nhà quảng cáo sẽ đưa ra một mức giá thầu mà doanh nghiệp đồng ý chi trả cho mỗi 1000 lần xuất hiện với mẫu quảng cáo và vị trí đã được chọn.

CPM là chi phí cho mỗi 1000 lượt hiển thị
CPM là chi phí cho mỗi 1000 lượt hiển thị

Bên cạnh đó, CPM hiển thị trên trình quảng cáo của mỗi nền tảng đều khác nhau và mang một ý nghĩa khác nhau.

1.1 CPM Facebook

Tương tự như khái niệm CPM, CPM Facebook chính là Cost Per Mille Facebook hay được xem là một mức chi phí cần được thanh toán dựa trên số lượng quảng cáo được hiển thị trên Facebook cho dù phía người dùng có tương tác với quảng cáo hay không.

Thêm vào đó, số liệu này được xem là dữ liệu dùng để tính toán được lợi nhuận, đánh giá mức độ hiệu quả của quảng cáo và đồng thời sẽ giúp nhà quảng cáo so sánh được tính hiệu quả giữa các chiến dịch khác.

1.2 CPM Youtube

CPM Youtube (Cost Per Mille Youtube) thể hiện chi phí cho mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo trên Youtube. Với nền tảng này, Cost Per Mile gồm 2 loại khác nhau, cụ thể:

  • Thứ nhất: Chi phí cần nhà quảng cáo thanh toán cho mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo. Trong số đó, một lượt quảng cáo xuất hiện trên video Youtube sẽ được tính là một lần hiển thị.
  • Thứ hai: Chi phí được tính trên lượt phát hay nói cách khác đây là chi phí cần nhà quảng cáo phải trả cho 1000 lượt phát video với một quảng cáo.
Đọc thêm:  Cách đăng bài bán hàng trực tuyến hiệu quả cho người mới bắt đầu

1.3 CPM Marketing

Nhờ chỉ số CPM, các marketer sẽ dễ dàng đánh giá và lựa chọn được các hình thức quảng cáo khác nhau phù hợp. Bên cạnh đó, nhà quảng cáo có thể xem xét tính hiệu quả của quảng cáo trong kế hoạch hành động tương lai. Số liệu CPM hiển thị sẽ xác định được mức chi phí đã chi tiêu và lợi nhuận nhận về từ quảng cáo đó.

2. Ưu và nhược điểm khi áp dụng CPM 

2.1 Ưu điểm

CPM có một số ưu điểm trong các chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp như:

  • Thao tác dễ sử dụng.
  • Hình thức quảng cáo phù hợp trong giai đoạn xây dựng nhận thức về thương hiệu.
  • Chi phí không quá cao so với các dạng quảng cáo truyền thống khác.

Để CPM được tối ưu và hiệu quả nhất, doanh nghiệp cần có mức độ nhận diện thương hiệu tốt trên thị trường. Dựa vào đó, chiến dịch quảng cáo sẽ nhận được nhiều lượt tương tác, lượt click,… Từ đó chi phí CPM sẽ tiết kiệm hơn hẳn.

CPM có nhiều ưu điểm lẫn nhuộc điểm với doanh nghiệp áp dụng
CPM có nhiều ưu điểm lẫn nhuộc điểm với doanh nghiệp áp dụng

2.2 Nhược điểm

Tuy nhiên, chỉ số CPM vẫn có một số nhược điểm như:

  • Nếu thương hiệu có lưu lượng truy cập thấp thì số tiền bỏ ra cho CPM sẽ không mang lại hiệu quả cao.
  • Mức độ cạnh tranh giữa các thương hiệu trên thị trường cao nên cần phải chi một khoản tiền lớn để tăng mức độ hiệu quả hiển thị.
  • Quảng cáo CPM hiển thị không đúng với đối tượng mục tiêu sẽ khiến thương hiệu lãng phí tiền bạc.

3. Cách tính CPM 

Công thức tính CPM khá đơn giản:

CPM = (Tổng số tiền : Tổng lượt hiển thị) x 1000

Ví dụ cụ thể:

  • Số tiền chi cho quảng cáo: 100.000 đồng
  • Số lượt hiển thị: 5.000

CPM = ( 10.000 : 5.000) x 1000 = 2.000 đồng

Con số này cho thấy cứ mỗi 1000 lượt hiển thị quảng cáo, nền tảng đang chạy sẽ bị tính phí 2.000 đồng.

Đọc thêm:  Mô hình quầy thuốc tây hiện đại đạt chuẩn GPP

4. So sánh sự khác biệt giữa CPM và CPC 

Nhiều người hãy nhầm lẫn giữa 2 chỉ số CPMCPC. Với quảng cáo CPC, số tiền nhà quảng cáo cần thanh toán cho 1 lượt nhấp sẽ không được vượt quá giá thầu ban đầu. Hiểu đơn giản, mức già thầu của doanh nghiệp chính là CPC tối đa.

Cụ thể nếu nhà quảng cáo đặt giá thầu là 5.000 đồng, bạn sẽ không bao giờ được chi tiêu vượt số tiền 5.000 đồng cho mỗi 1 lượt nhấp vào quảng cáo hoặc liên kết. Điều này cho thấy số tiền mà nhà quảng cáo thanh toán sẽ tỉ lệ thuận với số lượt nhấp vào quảng cáo hay liên kết.

Với hình thức quảng cáo tính theo mỗi 1.000 lượt hiển thị quảng cáo như CPM thì sẽ khác với CPC. Trong một chiến dịch CPM, nhà quảng cáo mất khoảng 50.000 đồng để chi trả cho mỗi 1000 lượt hiển thị. Trong 1000 khách hàng đã xem được quảng cáo đó, bạn thu về được khoảng 100 hay 200 lượt click.

Cả CPC và CPM đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Doanh nghiệp khi đã xác định được mục tiêu, tiềm lực tài chính thì có thể lựa chọn một trong hai hình thức này để thực thi cho chiến dịch quảng cáo của mình.

  • Mục tiêu gia tăng nhận biết thương hiệu và nhận được sự tương tác với khách hàng: CPM là hình thức quảng cáo phù hợp.
  • Mục tiêu chuyển đổi số hiệu quả và mang về doanh số: Kết hợp cả CPC và CPM.
Doanh nghiệp nên cân nhắc chọn lựa giữa CPC hoặc CPM vào chiến lược kinh doanh
Doanh nghiệp nên cân nhắc chọn lựa giữa CPC hoặc CPM vào chiến lược kinh doanh

5. Cách áp dụng CPM mang lại hiệu quả vượt trội cho chiến dịch quảng cáo

Sau khi bạn hiểu rõ được khái niệm CPM, tiếp theo bạn sẽ biết cách vận dụng một cách tối ưu chi phí nhất nhờ vào các yếu tố sau:

  • Mục tiêu marketing cho chiến dịch quảng cáo: Trước khi thiết lập bất kỳ quảng cáo nào, doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến dịch quảng cáo chi tiết. Từ đó nắm rõ động cơ, cách thức vận hành để áp dụng đúng cách và hiệu quả.
  • Tối ưu các điều kiện cần cho CPM: Nội dung quảng cáo cần được mài giũa, đem đến sự hấp dẫn để khách hàng có hứng thú và tương tác. Từ đó nội dung quảng cáo sẽ dễ dàng lan rộng và hiển thị với nhiều người dùng hơn. Tiếp theo, doanh nghiệp luôn luôn cần xác định rõ khách hàng mục tiêu. Bởi vì khi thương hiệp quảng cáo đến sai đối tượng sẽ khiến chi phí bỏ ra là vô nghĩa. Cuối cùng, nhà quảng cáo hãy tận dụng các công cụ đánh giá quảng cáo khác để đưa ra nhận xét và đánh giá hiệu quả của chiến dịch truyền thông.
  • Xác định nền tảng chạy quảng cáo CPM: Không chỉ có Google Adwords mà còn có Google Display, Ads Network, Facebook, Youtube, Tiktok, Zalo,… Mỗi một nền tảng trực tuyến đều có những lợi và hạn chế riêng. Doanh nghiệp cần lựa chọn nền tảng phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh. Kết hợp nhiều nền tảng khác nhau để quảng cáo được tối ưu và nhanh chóng tăng nhận diện thương hiệu cũng là một điều tốt.
Đọc thêm:  10 Phần mềm AI để viết Content tự động tốt nhất năm 2024

Từ các yếu tố trên, doanh nghiệp và nhà quảng cáo hãy tham khảo qua trước khi thiết lập chạy quảng cáo CPM để tối ưu chi phí và nhận được nhiều đánh giá tích cực trong chiến dịch. Bài viết trên đã nêu rõ CPM là gì cùng một số yếu tố giúp việc quảng cáo CPM được tối ưu chi phí, thu được lợi nhuận ổn định và sự phát triển lâu dài cho doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh, hãy liên hệ ngay với KingNCT để đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi có thể cung cấp giải pháp phát triển hiệu quả cho bạn trong tương lai. KingNCT sẽ hỗ trợ bạn khám phá các cơ hội trên thị trường, xác định mục tiêu và phát triển chiến lược Marketing phù hợp để đạt được mục tiêu đó. Với sự chuyên sâu và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing, chúng tôi cam kết sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn trên con đường phát triển.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *