Giữa thời buổi khủng hoảng kinh tế như hiện nay, bài toán kinh doanh luôn song hành cùng với bài toán ngân sách cần chi trả cho Marketing để tăng cường doanh số bán hàng không phải là điều gì mới lạ. Có hàng trăm cách khác nhau để Marketing trên Internet như: Facebook Ads, Tiktok Ads, Sáng tạo nội dung thu hút trending, Google Ads, SEO, Seeding, Rao vặt,… Mỗi phương pháp khác nhau sẽ có hiệu quả khác nhau và chi phí khác nhau.
Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa với nguồn ngân sách có giới hạn có lẽ đã đứng trước sự lựa chọn khó khăn đó là liệu chúng ta nên đầu tư vào SEO hay chạy Google Ads để có thể bán hàng và gia tăng doanh số? – Đáp án sẽ có ngay trong bài viết sau đây.
Google Ads – Có phải cứ chạy Ads là sẽ có khách hàng?
Google Ads là một hình thức PPC (Pay per click), đó là phương pháp sử dụng ngân sách của bạn để trả cho Google nhằm mục đích khiến Website của bạn luôn xuất hiện trên trang đầu kết quả tìm kiếm dưới dòng chữ “Được tài trợ” mỗi khi khách hàng có nhu cầu tìm kiếm gõ lên Search Box để tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm, dịch vụ do công ty của bạn cung cấp.
Với mỗi lượt click bạn sẽ mất một khoảng phí (Cost) để trả cho Google và sẽ không chắc chắn rằng bạn sẽ bán được hàng (Chuyển đổi).
Vậy Google Ads chắc chắn sẽ bán được hàng chứ?
Không chắc chắn. Để một sản phẩm có thể được bán đi cần thỏa mãn được 4 yếu tố sau:
- Sản phẩm phù hợp với người dùng
- Giá sản phẩm phải chăng
- Thương hiệu của sản phẩm uy tín
- Chính sách bảo hành sau khi mua
Nếu bạn chạy Ads một sản phẩm có giá thành cao và các đối thủ của bạn lại cho cùng là sản phẩm đó nhưng có giá thành thấp hơn thì không có lý do gì họ mua của bạn với mức giá đắt hơn so với các bên khác đâu.
SEO – Không hẳn sẽ bán được hàng hóa nhưng sẽ giảm đi phần chi phí ẩn nhiều
Ngược lại, SEO là một phương pháp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search engine optimize) bao gồm một quá trình liên tục và lặp lại đều đặn gồm: Viết bài chuẩn SEO mang đến nội dung hữu ích cho người dùng, Tăng trưởng uy tín Website thông qua các Backlink và Sử dụng nghiệp vụ chuyên môn xây dựng một cấu trúc Website thống nhất dễ dàng sử dụng.
SEO không đơn thuần là hướng người dùng đến việc mua hàng mà là việc tối ưu hóa sao cho từ khóa về sản phẩm, dịch vụ của khách hàng xuất hiện trong TOP 1 – 10 (Trang đầu) của Google tìm kiếm để từ đó thu hút nhiều lượt chuyển đổi nhất có thể.
Đối với việc SEO Website lên TOP Google bạn sẽ SEO tổng thể trang Web bao gồm toàn bộ các nội dung bài viết liên quan đến kiến thức, sản phẩm, dịch vụ liên quan khác chứ không đơn thuần chỉ là 1 sản phẩm/ dịch vụ duy nhất.
Ví dụ để dễ hình dung, nếu bạn kinh doanh về vật liệu xây dựng như thép thì bộ từ khóa lên TOP của bạn sẽ bao gồm: Báo giá thép hộp, Báo giá thép cuộn, Báo giá thép tấm, Báo giá thép hình, Báo giá thép hộp 30×30, Báo giá thép hộp Hòa Phát, Báo giá thép hộp TPHCM,….. tóm lại, so với việc chạy Ads thì SEO sẽ giúp bạn lên TOP nhiều từ khóa hơn với chi phí thấp hơn nhiều nếu tính về lâu dài (Tôi nói ở đây là LÂU DÀI) tức là không phải chạy SEO 1 – 3 tháng đã có hiệu quả mà tối thiểu 10 tháng mới thấy kết quả và duy trì hiệu quả SEO đó trong tương lai.N
Bạn sẽ đỡ đi rớt nhiều phần chi phí ẩn bởi Traffic truy cập vào trang Web sẽ luôn tăng trưởng bất chấp biến động thị trường, bạn không phải mất 1 xu nào cho Google trong tương lai nếu kết quả SEO đạt được hiệu quả (Khi mà từ khóa còn trong TOP) thì lượng khách hàng cũng đều đặn hơn. (Mặc dù không phải bao giờ cũng chốt được khách hàng nhưng mỗi lượt click sẽ không phải mất tiền thì 1000 khách chỉ cần 10 khách hàng chốt bạn cũng không hề mất chi phí ẩn cho SEO).
Vậy ngành nào nên chạy SEO và ngành nào nên chạy Ads
Vấn đề ngành nào có thể làm SEO và ngành nào có thể làm Ads thì tôi nghĩ bạn là người hiểu rõ về sản phẩm và dịch vụ của mình nhất. Bạn sẽ có cái nhìn bao quát hơn là nên lựa chọn hình thức tiếp thị nào phù hợp. SEO và Ads đều là một phương pháp Marketing dựa trên hành vi của người dùng. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của mình tôi có một số lời khuyên cho bạn về một số ngành nên làm Ads như sau:
- Sản phẩm và dịch vụ ít hơn 4 sản phẩm thì nên chạy Ads
- Sản phẩm thay đổi theo mùa ví dụ ngành quần áo hay thời trang thì Ads trên Social như Facebook hay Tiktok sẽ hiệu quả hơn so với SEO
- Sản phẩm mới vừa ra mắt trên thị trường và người dùng chưa biết gì về nó thì nên chạy Ads để tạo sự quan tâm và gia tăng nhu cầu trải nghiệm
- Ngành đã có quá nhiều ông lớn trong ngành cùng cạnh tranh
- Ngành liên quan đến luật pháp có quá nhiều Website GOV trong TOP
- Ngành liên quan đến ăn uống (F&B)
- ….
Trên đây, theo kinh nghiệm của tôi thì đó là những ngành bạn nên cân nhắc làm Ads hơn thay vì làm SEO bởi vì SEO sẽ tỏ ra ít hiệu quả hơn trong những phân khúc này. Nhiều người cứ cố thần thánh hóa SEO nhưng thật ra bản chất cốt lõi của SEO cũng là một hình thức tạo ra khách hàng tự nhiên (Marketing 0 đồng) chứ không phải là cách duy nhất để kinh doanh mang về lợi nhuận.
Vậy nếu có nhu cầu làm SEO thì tôi nên bắt đầu từ đâu?
Để bắt đầu làm SEO đầu tiên thì bạn phải có Website đi đã. SEO chỉ áp dụng cho tìm kiếm của Google và nếu bạn chưa có một trang Web của riêng mình thì quá trình SEO sẽ không thể bắt đầu được. Chính vì vậy, thiết kế Website là điều đầu tiên mà bạn cần cân nhắc thực hiện trước khi nghĩ đến SEO hay Ads (Google Ads thì cũng thông qua trang Web mới mang về khách hàng được).
Tiếp đến, bạn có thể bắt đầu nghiên cứu tìm từ khóa (đây những từ hay cụm từ được người dùng sử dụng để tìm kiếm khi có nhu cầu mua sản phẩm/dịch vụ). Phát triển bộ từ khóa bao gồm Main keyword, Sub Keyword, Relative Keyword. Ví dụ ngành bạn kinh doanh là dịch vụ xin Visa thì các Group Keyword của bạn nên bao gồm:
- Main Keyword: Dịch vụ xin Visa + Quốc gia ví dụ: Dịch vụ xin Visa Trung Quốc, dịch vụ xin Visa Nhật Bản,…
- Sub Keyword: Đây là từ khóa bổ nghĩa cho từ khóa chính ví dụ: Đơn xin cấp Visa đi Trung Quốc, Quy trình và thủ tục cấp Visa đi Nhật,….
- Relative Keyword: Đây là các từ khóa liên qua đến hậu tố của bạn (Nhật Bản, Trung Quốc là hậu tố), các từ khóa ví dụ: Văn hóa tại Trung Quốc, Du lịch tại Thâm Quyến, Việc làm tại Nhật Bản,….
Việc xây dựng một bộ từ khóa bao gồm 3 nhóm Keyword vững chắc này sẽ giúp trang Web của bạn trở thành một khối thống nhất về nội dung và gia tăng lượng lớn Traffic truy cập vào Website. Bạn có thể tham khảo các công cụ nghiên cứu từ khóa như: Google Keyword Planner, Ahrefs, Semrush, Keywordtool, KWFinder,… để tiến hành phân tích tìm các từ khóa phù hợp cho ngành của mình.
Sau cùng, đó chính là xây dựng Backlink để gia tăng uy tín cho trang Web của mình. Bạn hãy hiểu rằng Website cũng như là cửa hàng ngoài thực tế, nhiều người giới thiệu về bạn thì bạn càng uy tín hơn thì Backlink chính là những liên kết giới thiệu từ một bên khác được trỏ về Website của bạn đấy. Uy tín càng cao thì SEO càng dễ và đó là lý do mà nhiều Website luôn giữ vững Ranking bất chấp Google có Update thế nào đi chăng nữa.
Hy vọng, nội dung chia sẻ trên đây của tôi là hữu ích và đã giúp bạn hiểu hơn về SEO và lúc nào nên dùng SEO, lúc nào nên dùng đến Ads để gia tăng hiệu quả kinh doanh. Đồng thời bài viết này cũng có một phần tôi giới thiệu để bạn hiểu sơ bộ hơn và cách SEO 3 bước đơn giản. Nếu bạn không thể tự làm SEO thì tại đây KINGNCT có cung cấp dịch vụ SEO giá rẻ phù hợp cho doanh nghiệp SME phát triển kinh doanh hiệu quả trên nền tảng Internet.
Với KINGNCT, chúng tôi luôn cố gắng xây dựng những gì tốt nhất dành cho khách hàng của mình. Cảm ơn bạn đã xem hết bài viết này!
18/05/2024 – Một ngày Sài Gòn mưa và tôi ngồi đây để chia sẻ
Sinh ngày 19/03 tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Ngay từ nhỏ tôi đã đã niềm đam mê với quảng cáo. Hành trình SEO của tôi bắt đầu vào năm 2016 khi tôi lần đầu tiên từ An Giang lên Sài Gòn để theo học ngành Kinh doanh quốc tế tại ĐH Tôn Đức Thắng. Năm 2018 – 2019, được sự giới thiệu của một người bạn tôi đã đến làm việc tại một Cổng Thông Tin về Tài Chính – Chứng Khoán và phụ trách mảng SEO. Trong quá trình này, tôi đã trao dồi thêm nhiều kỹ năng SEO khác ngoài kỹ năng viết Content và tối ưu các thẻ meta. Đến năm 2022 tôi bắt đầu thành lập Doanh nghiệp và đó cũng là lúc hành trình kinh doanh nghề SEO của chúng tôi bắt đầu.